Những điểm cùng ở đâu?
- Thứ bảy - 13/07/2024 09:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong "Cổ học Trung Quốc" có câu: "Sự việc nếu một thì toàn vẹn, hai là phân chia, nhiều thì tán ly. Một thì trị, hai tất tranh giành, nhiều là loạn. Cho nên phải biến phân tán thành tụ tập, diệt chia rẽ để thành hoàn chỉnh, như thế gọi là nhất." (Phàm vật nhất tắc toàn, nhị tắc phân, đa tắc tán. Nhất tắc trị, nhị tắc tranh, đa tắc loạn. Cố nhất giả, ước tán quy tập, tụ phân quy chỉnh). Do nhu yếu định như nhất, do nhu yếu của quyền lực cần phát triển nên thỏa hiệp nào cũng chỉ là thỏa hiệp tạm, không thể là thỏa hiệp thực sự (real agreement)
Khổng Minh bảy lần bắt, bảy lần tha Mạnh Hoạch tại sao ông nhiễu sự như vậy. Chẳng phải Khổng Minh nhiễu sự sách lược chỉ vì điểm cùng của công việc bình man là thu phục nhân tâm chứ không phải giết Mạnh Hoạch. Giết Mạnh Hoạch còn gây ra nhiều rắc rối khó khăn hơn, thu phục Mạnh Hoạch làm tay sai cho mình mới là thượng sách. Điểm cùng sách lược của cho toàn bộ sự nghiệp khác, cho từng giai đoạn khác. Mao Chu vận động tha cho Tưởng ở Tây An, mặc dầu điểm cùng của Mao Chu là làm thế nào tiêu diệt được họ Tưởng. Tuy nhiên cái điểm cùng ấy không thể đi thẳng tới một mạch mà phải quanh co. Nếu Tưởng Giới Thạch chết trong vụ Tây An thì chỉ Nhật có lợi, toàn thể Trung Hoa trong đó có cả Trung Cộng sẽ bị họa hại bởi chia rẽ. Cho nên Mao Chu đã chọn điểm cùng cho sách lược lúc đó là mượn vụ Tây An cướp lấy danh nghĩa kháng Nhật: mượn vụ Tây An để đòi hỏi Tưởng Giới Thạch nhượng bộ ít điểm chính trị.
Trong đời sống, thứ nhất là trong các vận động lịch sử, điểm cùng thường đổi chỗ luôn luôn một cách rất biện chứng. Tỷ dụ các nhà quân sự thường nói: Tấn công là một cách phòng ngự tuyệt hảo và phòng ngự cũng là một cách tấn công rất tốt. Tư Mã Ý cố thủ trong thành nhất định không chịu ra nghênh chiến khiến chiến dịch Kỳ Sơn của Gia Cát phá sản. Tào Tháo phải liều tấn công Ô Sào để gỡ thế thua trong phòng ngự. Thế nào là một nhu yếu Chúa Trịnh khi đã mạnh lắm việc lật nhà Lê dễ như trở bàn tay. Ý muốn diệt Lê trước khi được đem ra thi hành, Chúa sai người vào hỏi Trạng Bạch Vân. Trạng Bạch Vân không nói gì chỉ quay ra bảo người nhà: "Người chịu khó quét dọn bàn thờ Phật cho sạch sẽ, thờ Phật thì được ăn oản. Câu nói ấy được về báo cáo với Chúa Trịnh. Chúa Trịnh bèn bỏ luôn ý định kia đi.
Staline không giết Trotzky ngay mà chỉ lưu đày mãi đến khi Đức phát động chiến tranh vào đất Nga thì việc giết Trotzky, Staline cho thi hành gấp. Khoảng thời gian cách nhau chừng mười mấy năm. Không tiêu diệt trái lại còn tôn phụng. Tiêu diệt và tiêu diệt tận gốc rễ. Không tiêu diệt lúc này, nhưng tiêu diệt lúc khác. Đó là lãnh đạo sự việc chuyển biến tùy theo nhu yếu... Nhu yếu sách lược đòi hỏi phải có sự xoay chuyển thật mau lẹ để ứng phó kịp với tình thế. Nhưng không phải quay cuồng như chong chóng để chạy theo những thay đổi sách lược nhỏ nhoi mà quên đi những nét lớn của đường lối để mà hy sinh quyền lợi căn bản cho quyền lợi tạm bợ nhất thời. Nói nhu yếu sách lược là nói nhu yếu của một cái thế lớn. Sự xem xét lại sách lược rất cần thiết bởi vì tình thế cơ trong sách lược biến hóa bất trắc, cần xoay trở để tranh thắng nhưng tranh thắng cho cái thế lớn kia chứ không phải tranh thắng cho những tiểu cục trước mắt.
Đọc Tam Quốc Chí diễn nghĩa kể cảnh thất cơ lỡ vận của Lưu Bị nhẩy qua Đàn Khê. Đọc Hoàng Lê Nhất thống chí nói về lúc Nguyễn Hữu Chỉnh bôn ba lận đận bỏ đất Bắc vào Nghệ an. Cống Chỉnh chẳng gây được sự nghiệp gì còn Lưu Bị thì làm vua đất Thục. Chỉnh thất bại vì Chỉnh không có chủ trương sách lược nào nhất định, bởi thế nên Chỉnh không có cái thế sách lược, đã không có thế sách lược thì làm gì có nhu yếu sách lược mà chỉ có nhu yếu cá nhân. Còn Lưu Bị lúc nào cũng lo lắng đi tìm cho mình một thế sách lược, kể cả lúc hãy còn là gia nhân của Công Tôn Toản. Chỉ làm vì nhu yếu.
Dostoievsky trong cuốn tiểu thuyết A raw youth viết: "Trên đời có những kẻ bản tính nó đã như thế, nhưng cũng kể bắt buộc phải hành động như thế. Mấy chữ bắt buộc phải hành động như thế đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều, vẫn thường thường ám ảnh tôi." Người chính trị ai cũng có nỗi ám ảnh trên đây để làm cho thuần những hành động của mình. Nghĩa là không làm đại, không làm bừa. Tất cả mọi hành động mang tính chất phóng nhiệm, không do ép buộc của hoàn cảnh và điều kiện khách quan, không do một nhu yếu sách lược quan hệ đến vận mạng của sự nghiệp sách lược đều là những hành động vô sách lược. Kiệt Trụ dùng cột đồng nung nóng để bắt người trói vào cột, nấu vạc dầu sôi ném người vào. Ít lâu sau Kiệt Trụ bị Chu diệt. Cũng có Vua để chảo vạc dầu trước sân, ném người vào. Nuôi hổ báo trong cũi sắt cho xé xác người. Ít lâu sau nước định. Hai việc làm giống nhau, nhưng hai kết quả khác nhau chính là tại một đắng thì làm theo ý rông rỡ điên cuồng. Và một đằng thì làm theo sự cần thiết của tình thế.
Không có thực sự thỏa hiệp. Sự giành giật quyền lực không bao giờ có thực sự thỏa hiệp. Mọi thỏa hiệp đều chỉ là kết quả của những nhu yếu trong một thời gian nào đó thôi. Đánh bại nước Ngô rồi, thì tranh chấp nội bộ nước Việt bùng nổ. Phạm Lãi nhanh chân chạy thoát, còn Văn Chủng không chạy kịp bị Việt Vương Câu Tiễn bức tử. Thống nhất quốc gia xong, Lưu Bang chặt cổ Hàn Tín. Giúp Thái Tổ thu lại bờ cõi, Nguyễn Trãi về ẩn dật ở Côn sơn, nhưng cũng không yên thân, xẩy ra vụ án Thị Lộ đầu độc vua, kẻ thù xúm vào tấn công khiến cho dòng họ Nguyễn Trãi bị giết đến ba họ. De Gaulle đi với Salan để lật đổ nền đệ tứ Cộng hòa Pháp. Rồi De Gaulle lại bắt giam Salan để củng cố nền đệ ngũ Cộng hòa. Robespierre ngập ngừng không quyết liệt hạ Fouché, vì thế Fouché mới có đủ thời gian vận dụng kế đưa Robespierre lên máy chém. Tranh chấp là thường xuyên cho nên thỏa hiệp không thể vĩnh cửu được bất kể là tranh chấp nào giữa dân chúng với chính quyền, giữa nội bộ chính quyền hay giữa các quốc gia v.v... Tranh chấp chỉ có hai thế khả dĩ coi làm vững vàng nhất là: Chết hay toàn thắng. Những câu hỏi lúc nào cũng được nêu ra:
- Ai tiêu diệt ai?- Ai thắng ai?
Người thỏa thuận đối với sách lược luôn luôn tự hỏi như thế để tự thức tỉnh, để cảnh giác phấn đấu, để đừng bị ru ngủ bởi cái lặng lẽ bên ngoài mà bên trong đang có sẵn những âm mưu lấn đọat. Người thỏa thuận không bao giờ chấp nhận một tình thế hoàn toàn trống rỗng và phải sợ sự yên lặng thiếu tranh đấu như một thứ không khí nguy hiểm, vì đấu tranh không bao giờ ngừng, cuộc đấu tranh này kết thúc bằng sự chết hay đầu hàng của một bên, nhưng liền ngay đấy cuộc đấu tranh khác lại bắt đầu. Chiến tranh nóng chấm dứt thì chiến tranh lạnh khởi sự. Tiếng súng ngừng nổ thì đấu tranh hoà bình mở màn. Bất luận tính chất cuộc đấu tranh thế nào bằng súng bằng máu hay bằng lý luận bằng mưu,
hai kẻ thù cũng tiến hành họat động vào mục tiêu:a) Ngăn chặn sức bành trướng của phe đối nghịch.
b) Đẩy lui lực lượng phe kia.
c) Tiêu diệt toàn bộ sức lực phía thù địch.
Ở đấu tranh không thể có tình trạng mà các học gia phương Tây thường mệnh danh là thỏa hiệp thực sự (real agreement). Người ta có thể nhìn thấy về điều này qua những hiệp ước quốc tế hiện tại như hiệp ước Nga-Đức, hiệp ước tứ cường về nước Đức, hiệp ước Nga-Hoa, hiệp ước Genève về Việt Nam v.v... Không có thỏa hiệp thực sự, nhưng chẳng phải vì thế mà đấu tranh chuyển ra ác liệt sắt máu ngay. Ai tiêu diệt ai, ai thắng ai lúc nào cũng được đặt ra, nhưng sách lược đã trở thành một nghệ thuật cao nhất trong đời sống xã hội bằng những thỏa hiệp giả, thỏa hiệp tạm để rồi lại từ cái thỏa hiệp giả, thỏa hiệp tạm ấy mà tiếp tục đặt vấn đề ai tiêu diệt ai, ai thắng ai trên một cục thế khác.
Trong lịch sử: Lưu Bang ban đầu chỉ là một chư hầu của Hạng Võ. Staline và Trotzky đã từng sát cánh nhau làm việc trong những ngày gay cấn nhất của cách mạng tháng mười. Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đã từng chia xẻ ngọt bùi với nhau suốt ba mươi năm trường. Nhờ Rohm, Hitler mới gây được thế lực, nhưng ngay khi nắm được chính quyền Hitler cho lệnh thủ tiêu Rohm (các nhà báo đặt tên vụ này là: nuit des longs couteaux) vì Rohm bị phe quân nhân Đức chống kịch liệt, họ chỉ bằng lòng nhận đảng Quốc xã với điều kiện không có mặt Rohm mà Hitler thì đang cần phe quân sự để ngồi vững ở chính quyền. Tại sao không thể có thỏa hiệp thực sự Khi dùng danh từ thỏa hiệp tức là nói hai đường lối sách dừng lại ở một điểm nào đó để bắt tay nhau.
Khi bước sang điểm khác thì cái bắt tay kia không còn giá trị nữa. Nó đòi hỏi một bên phải tan biến vào bên kia để chỉ còn đường lối duy nhất. Mao Trạch Đông nêu ra phương châm: Một mặt kết hợp một mặt đấu tranh để cho cán bộ học tập chính sách của thời kỳ thỏa hiệp quốc cộng kháng Nhật. Nếu chỉ nói liên hiệp mà không nói đấu tranh thì có nghĩa đã thua và tự tan biến vào phe Quốc dân đảng. Phải đấu tranh thì mới tỏ rõ rằng đây chỉ là chính sách thỏa hiệp kháng Nhật. Nhưng không từ bỏ đường lối, nhiệm vụ cán bộ trong thời kỳ này là nhận lệnh của Tưởng Giới Thạch để đánh Nhật, nhưng tất cả việc làm nào cũng không được quên đóng góp xây dựng sự bành trướng của sách lược. Cho đến ngày đủ vây cánh, đủ uy tín rồi, thì lập tức phải tiêu diệt Tưởng.
Từ ngàn xưa cổ nhân có nói: Nước không thể có hai vua. Sách lược nào cũng đòi hỏi quyết liệt cái thế định ư nhất. Giai đoạn thỏa hiệp là tạm bợ. Ngay ở những nước dân chủ đa đảng hay lưỡng đảng cũng vẫn luôn luôn tiến hành sách lược trên nhu cầu định ư nhất như thường. Nước Mỹ chẳng hạn, đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ đều phải phục vụ chung một chính sách tư bản Mỹ. Chế độ đa đảng ở Pháp, có đảng Cộng sản lớn bậc nhất nhì Âu châu, tuy nhiên nước
Pháp từ trước đến nay vẫn hành động với thái độ của nước tư bản, cho đến lúc tình thế gay cấn nhất, chế độ đa đảng đệ tứ Cộng hòa đành phải nhường bước cho đệ ngũ Cộng hòa, trong đó tính chất định ư nhất nặng hơn.Trong "Cổ học Trung Quốc" có câu: "Sự việc nếu một thì toàn vẹn, hai là phân chia, nhiều thì tán ly. Một thì trị, hai tất tranh giành, nhiều là loạn. Cho nên phải biến phân tán thành tụ tập, diệt chia rẽ để thành hoàn chỉnh, như thế gọi là nhất." (Phàm vật nhất tắc toàn, nhị tắc phân, đa tắc tán. Nhất tắc trị, nhị tắc tranh, đa tắc loạn. Cố nhất giả, ước tán quy tập, tụ phân quy chỉnh). Do nhu yếu định như nhất, do nhu yếu của quyền lực cần phát triển nên thỏa hiệp nào cũng
chỉ là thỏa hiệp tạm, không thể là thỏa hiệp thực sự (real agreement)