Giả mạo từ thiện, chiếm đoạt tiền giúp đỡ bệnh nhân
Ngoài việc lợi dụng sự hoảng sợ, các đối tượng còn khai thác lòng trắc ấn của cộng đồng để trục lợi. Chúng làm giả con dấu, giấy tờ của bệnh viện, rồi tổ chức kêu gọi quyên góp tiền chữa trị cho bệnh nhân nghèo. Những đối tượng lừa đảo này có thể tiếp cận trực tiếp người nhà bệnh nhân ngay trong bệnh viện để lấy thông tin, sau đó đăng tải truyền thông.
Đáng chú ý, mới đây, một vụ việc gây xôn xao dư luận liên quan đến một phụ nữ ôm con khóc trước cổng một Bệnh viện nhi đồng ở Thành phố Hồ Chi Minh. Người này đã quay clip, đăng tải lên mạng xã hội với nội dung phản ánh việc bị dàn cảnh, trộm tiền khi đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau khi xác minh, cơ quan có thẩm quyền kết luận thông tin này không đúng sự thật. Những hành vi trên không chỉ gây hoang mang dư luận, mà còn cho thấy thực tế đáng báo động về sự biến tướng của các chiêu trò lừa đảo. Các đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, khai thác triệt để sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội để thực hiện hành vi trục lợi.
Một số đối tượng còn tinh vi đến mức tạo hồ sơ bệnh án giả, sử dụng hình ảnh bệnh nhân thật để tăng độ tin cậy. Khi thấy những hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ, nhiều mạnh thường quân không ngân ngại chuyên tiền vào tài khoản cá nhân của các đối tượng lừa đảo. Chỉ đến khi bệnh viện xác nhận không hề có trường hợp nào như vậy, nạn nhân mới biết mình bị lừa.
Tuồng cũ tái diễn, gần đây lại xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp mạo danh bệnh nhân để xin tiên từ thiện. Các đối tượng này thường đăng tải hình ảnh giường bệnh, hóa đơn viện phí kèm theo những lời kêu gọi khấn thiết. Cụ thể như “Em chỉ còn một tia hy vọng cuối cùng, xin hãy giúp em!”,“Nhà em nghèo, không có tiền chữa bệnh, mong mọi người thương tình”. Thậm chí, một số đối tượng còn sử dụng hình ảnh cũ của các bệnh nhân đã được hỗ trợ trước đó, thay đổi thông tin cá nhân và tiếp tục kêt gọi từ thiện. Đây là hình thức lừa đảo tinh vi, gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của cộng đồng.
Chiêu trò “có người nhà đang cấp cứu, cần phẩu thuật gấp”
Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo phố biến nhất và đã khiến nhiều người sập bẫy. Các đối tượng thường gọi điện thoại vào số của người nhà bệnh nhân, giả danh bác sĩ hoặc nhân viên y tế của bệnh viện, thông báo rằng người thân của họ đang nguy kịch, cần phẫu thuật gấp và yêu cầu chuyển tiền ngay để kịp thời cứu chữa. Các đối tượng này thường tạo áp lực bằng cách nói rằng tình trạng bệnh nhân rất nghiêm trọng, nếu không phẫu thuật ngay sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Lợi dụng tâm lý hoảng sợ và lo lắng tột độ của người nhà, kẻ gian khiến họ mất bìn tĩnh, không kịp suy nghĩ mà lập tức chuyển tiền theo yêu cầu.
Thực tế đã có nhiều trường hợp bị lừa với số tiền lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Chỉ khi liên hệ lại với bệnh viện, nạn nhân mới nhận ra mình đã mắc bẫy. Điều đáng nói là thủ đoạn này không mới nhung vẫn có rất nhiều người bị lừa, do tâm lý hoảng loạn khi nhận được tin dữ về người thân.
Trước thực trạng này, các bệnh viện đã nhanh chóng có những động thái cứng rắn. Trước hết, các bệnh viện đã đăng tải thông tin công khai trên mạng xã hội nhằm cảnh báo người dân về hành vi trục lợi này. Đồng thời, bệnh viện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền để điều tra và ngǎn chặn các hành vi lừa đảo. Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh viện còn chủ động tổ chức các buổi khuyến cáo dành cho thân nhân bệnh nhân, giúp họ nhận diện và tránh bị lợi dụng. Đối với những nhà hảo tâm muốn giúp đỡ, bệnh viện khuyến khích họ đóng góp thông qua bộ phận công.
Đoạn kết: “
Chúng ta rất trân trọng và cảm kích trước tấm lòng nhân ái của cộng đồng dành cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua đã xuất hiện một số đối tượng lợi dụng lòng tốt để trục lợi cá nhân. Điều này không chỉ làm mất đi sự tin tưởng của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bệnh viện”. Chúng ta phải cẩn trọng, để tránh rơi vào các chiêu trò của kẻ lừa đảo.
Chúng tôi trên mạng xã hội