Nguồn giống cây thương thảo có thể được nhân giống từ tự nhiên để nâng cao giá trị dược lý
Lựa chọn và chăm trồng các cây hương thảo tại gia đình không chỉ giúp làm đẹp không gian sống, mà còn có lợi cho sức khỏe và tinh thần con người.
I. CHỦNG LOẠI HƯƠNG THẢO TRỒNG TẠI NHÀ
Lựa chọn và chăm trồng các cây hương thảo tại gia đình không chỉ giúp làm đẹp không gian sống, mà còn có lợi cho sức khỏe và tinh thần con người. Vậy nên lựa chọn loài hương thảo như thế nào để trồng tại nhà? Có ba điều kiện sau đây:
1. Hương thơm nhẹ nhàng, không quá hắc, không chứa độc tố hay các vật chất có hại, toát ra những chất bay hơi có tác dụng bảo vệ sức khoẻ.
2. Khả năng thích ứng với môi trường tốt, nuôi trồng đơn giản.
3. Hình dáng đẹp mắt, mọc xum xuê tròn đầy, có tác dụng tạo môi trường mỹ quan.
Vậy những loài hương thảo nào phù hợp trồng trong gia đình? Theo nghiên cứu, có hơn 30 loài thuộc 9 nhóm cây hương thảo phù hợp trồng tại nhà, bao gồm: nhóm cây mê điệt, nhóm hoa oải hương, nhóm húng tây, nhóm cây xô thơm, nhóm cây bạc hà, nhóm cây húng quế, nhóm kinh giới, nhóm thiên trúc quỳ thơm và một số loài cây cỏ thơm khác...
Cây thương thảo sống trong môi trường tự nhiên
II. CÁC KHÂU CHUẨN BỊ VÀ CHĂM SÓC HƯƠNG THẢO
Các loài thực vật có hương thơm phần lớn đều thuộc loại nguyên sinh, không trải qua cải tạo giống khi trồng trong vườn, thông thường thuộc trạng, thái thuần dã sinh hoặc bán dã sinh. Do đó, so với các loài khác, tập tính của hương thảo là khỏe mạnh, khả năng thích ứng cao, trồng đơn giản. Dưới đây giới thiệu một số dụng cụ trồng cây để bạn có thể thoải mái kiến tạo khu vườn xanh cho gia đình. 1. Công việc chuẩn bị a. Chậu hoa
Hiện trên thị trường bán rất nhiều loại chậu cây, hình dáng, màu sắc và kích cỡ phong phú, đa dạng. Dưới đây giới thiệu một số loại chậu thường dùng:
- Chậu nhựa: Giá rẻ, tiện dụng, thoát nước và thông khí không tốt lắm, không đẹp, dùng để nuôi mầm cây.
- Chậu gốm: Ngoại hình đẹp, màu sắc đa dạng, phù hợp bày biện trong phòng, thoát nước thông khí không tốt, không phù hợp để trồng dài ngày.
- Chậu sứ: Vẻ đẹp mỹ quan, thoát nước thông khí tốt, có lợi cho sự sinh trưởng của cây, cũng phù hợp bày biện trong nhà.
- Chậu đất: Giá rẻ, tiện dụng, thoát nước thông khí tốt, có lợi cho sự phát triển của cây, phù hợp dùng nuôi dưỡng cây mẹ và nhân giống cây non.
- Chậu mây: Phong cách cố điển, rất phù hợp để trồng hương thảo, tuy nhiên bên trong nên có chậu nhựa hoặc chậu nhựa mềm để trồng cây, thích hợp bày biện trong nhà.
- Chậu nhựa mềm: Dùng để nuôi cây non, không đẹp, kết hợp sử dụng với những loại chậu khác, thay đất thuận tiện, bình thường cũng có thể trồng và nuôi dưỡng cây non.
- Giá thể: Chủ yếu dùng để gieo hạt với số lượng lớn hoặc cần phân các cay non. b. Dụng cụ
Trong quá trình chăm sóc cây hương thảo có những thao tác đơn giản, vì vậy người trồng nên chuẩn bị cho mình một vài dụng cụ chăm cây như sau:
- Xẻng: Dùng để xới đất, bón phân, xới cây non
- Cào: Làm tơi đất, cào bằng đất
- Sàng: Dùng để sàng đất khi trồng cây non
- Kéo: Cắt tỉa lá, cành mềm
- Kìm: Cắt cành cứng
- Nhíp: Dùng để gắp hạt hoặc mầm non
- Bình tưới nước: Dùng để tuới nuớc hàng ngày
- Bình phun sương: Dùng để phun thuốc hoặc phun nuớc lên mặt lá
- Màng nylon: Dùng để giữ độ ẩm.
Hình ảnh một số dụng cụ thông dụng được sử dụng để chăm sóc cây hương thảo tại nhà
c. Đất trồng
Là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây. Hương tthảo không yêu cầu nghiêm ngặt với đất trồng, nhưng tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu cũng có đôi chút khác biệt:
- Đất vườn: Độ phì cao, thoát nước thông khí hơi kém, dễ vón cục, thường dùng làm đất trồng thường ngày cho cây.
- Than cỏ: Là loại đất trồng thiên nhiên hiệu quả, có nhiều chất hữu cơ, thoát nước và thông khí tốt, hơi chua, phù hợp dùng để cải tạo đất, cũng có thể dùng để nuôi dưỡng cây con hoặc để giâm cành.
- Khoáng vermiculite: Là một hợp chất Silicat được chế biến từ Alu, sắt và Magnesium, có đường kính từ 3-12mm. Do hóa tính với độ pH thấp và khả năng kháng sinh (cản trở sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và nấm có hại cho cây), vermiculite được dùng như đá trân châu, ngoài ra còn có tác dụng trung hòa độ pH của đất (do nước tưới có nhiều khoáng chất và do phân bón được sử dụng lâu ngày sẽ làm độ pH của đất tăng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhiều loại lan và xương rồng).
- Đá trân châu: Một loại khoáng sản tự nhiên, tơi xốp, giữ nước tốt, được tạo từ đá phún thạch, đường kính khoảng 1 - 7mm. Do hóa tính với độ pH bão hòa và đặc điểm cấu tạo với những lỗ nhỏ, rổng li ti trên mặt, Perlite được dùng làm xốp đất (cho lan, xương rồng..), là thành phần dự trữ nước, giữ nhiệt, làm tăng độ ẩm và góp phần vào sự trao đổi không khí cho cây một cách thuận lợi so với đất thường..
- Cát sông: Giữ nước kém, thoát nước tốt, phù hợp dùng để cải tạo đất, cũng có thể dùng để giâm cây hoặc trồng cây non.
- Đất lá mục: Tơi xốp, thông khí, thoát nước tốt, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, dùng để cải tạo đất trồng.
- Hạt gốm: Đất sau khi nung hình thành những hạt có nhiều lỗ, không có chất dinh dưỡng, có thể dùng để phủ lên bề mặt đất trồng hoặc cố định cây khi trồng thủy canh.
Đất trồng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây
d. Phân bón
Là một trong những nhân tố chủ yếu đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của cây. Tuy phần lớn thực vật có mùi thơm không cần nhiều phân bón nhưng nếu được cung cấp lượng phân bón thích hợp thì sẽ sinh trưởng tốt hơn, sức đề kháng cũng mạnh hơn. Một số loại phân bón thường dùng:
- Phân gà: Phân gà sau khi xử lý, đã mục rữa, độ phì cao, hiệu quả lâu, có thể dùng làm phân bón lót hoặc bón thúc sau này.
- Bã vừng: Bã hạt vừng sau khi đã ép hết dầu, độ phì cao, tuy nhiên hiệu quả ngắn ngày, có thể làm phân bón lót hoặc bón thúc sau này.
- Tro thực vật: Tro tàn sau khi đốt cháy thực vật, dinh dưỡng cân bằng, có chứa kali, thường dùng để bón cho hạt hoặc bón thúc.
- Móng ngựa: Chất gỡ ở quanh móng ngựa, có nhiều chất đạm, có thể dùng làm phân bón lót cho thực vật nhiều năm, đợi mục nát rồi mới sử dụng được.
- Phân tan hiệu quả nhanh: Là loại phân khoáng được pha theo tỷ lệ nhất định các nguyên tố dinh dưỡng độ phì cao, hiệu quả ngắn ngày, khi sử dụng không nên để nồng độ quá cao, thường dùng để bón thúc về sau.
- Hạt phân hiệu quả chậm: Là các hạt phân khoáng được gia công đặc biệt, dần phân giải và ngấm vào đất, có thể tạo hiệu quả dài ngày, dùng làm phân bón lót. 2. Chǎm sóc cây trồng trong nhà a. Thay chậu và cố định cây
- Chuẩn bị đất trồng: Rất nhiều loài hương thảo không yêu cầu khắt khe với đất trồng và phân bón, có thể dùng đất vườn, đất lá mục để trồng cây. Nếu có điều kiện có thể mua một ít đất tro có và khoáng vermiculite (hoặc đá trân châu) bán sẵn trên thị trường để cải tạo khả năng thoát nước và thẩm thấu của đất. Cho thêm ít phân bón lót vào hỗn hợp đất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hương thảo, phân gà, tro thực vật, bã vừng, hạt phân hiệu quả chậm đều là những lựa chọn tốt. Đất vườn, đất than cỏ (hoặc đất lá mục), khoáng vermiculite (hoặc đá trân châu), phân hữu cơ trộn đều theo tỷ lệ 10:3:3:1.
- Chuẩn bị chậu cây: Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn chậu cây trồng phù hợp, nên dùng loại chậu cây thoát nước, thông khí tốt như chậu gạch và chậu gốm, về sau cũng không cần tốn quá nhiều công sức chăm sóc, quản lý. Đối với những loại chậu cây có lỗ thoát nước to nên dùng gạch vụn lót xuống dưới để chắn ngang, nhưng chú ý không để bít chặt lỗ thoát nước.
- Cố định cây: Lúc đổi chậu nên đổ 1/3 đất vào chậu, bứng gốc cây đặt vào trong. Nếu đất ở gốc nén quá chặt thì dùng tay nhấn cho mềm ra. Cuối cùng dùng đất lấp đầy xung quanh phần còn trống, dùng tay nén nhẹ là được. Sau khi thay chậu nên tưới cho cây một lượt nước.
Phương pháp này không chỉ phù hợp cho lần đầu tiên thay chậu hương thảo, mà còn thích hợp cho nhiều loại hương thảo nhiều năm tuổi, hàng năm vào mùa xuân nên dùng phương pháp này để thay chậu, như vậy hương thảo có thể duy trì được một môi truờng sinh trưởng tốt. b. Môi trường
- Nhiệt độ: Hương thảo trồng tại nhà không yêu cầu quá nghiêm ngặt với nhiệt độ, điều kiện nhiệt độ khiến cơ thể con người cảm thấy thoải mái (15- 25 độ C) cũng là nhiệt độ sinh trưởng phù hợp nhất với hương thảo. Duy trì nhiệt độ ban đêm khoảng 10 độ C có thế giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, vẻ ngoài mỹ quan. Nếu nhiệt độ ban đêm quá cao sẽ khiến cây mọc quá rậm rạp, mọc nhiều cành mềm, mất đi vẽ mỹ quan của cây.
- Phần nhiều các loại hương thảo đều có thể chịu được nhiệt độ cao khoảng 25 độ C, chỉ có số ít loài chịu được nhiệt độ dưới 5 độ C trong một thời gian dài.
- Độ ẩm: Nhiều loài hương thảo ưa không khí mát mẻ,đặc biệt chú ý môi trường thông thoáng cho cây, đôi khi nên cắt tỉa bớt cành.
- Ánh sáng: Phần lớn các loài hương thảo đều là thực vật ưa ánh sáng điển hình, chúng cần ánh sáng khá mạnh, phù hợp nhất là ánh sáng trực tiếp. Trồng hương thảo tại nhà nên để hương thảo thường xuyên với ánh sáng trực tiếp lâu ngày hoặc nhiều thời kỳ, trồng trong phòng có thể trồng thành hai chậu để thay đổi luân phiên, mỗi tuần cứ 3 - 4 ngày đem lên ban công để cây đón ánh nắng. Đối với những cây để trên ban công thường xuyên nên chú ý xoay chậu để cây đón ánh sáng đồng đều ở các mặt. c. Nước và phân bón
- Nước: Phần lớn hương thảo là loài thực vật chịu khô hạn chứ không chịu được úng nước, do đó thường ngày không nên tưới quá nhiều nước nếu không cây sẽ bị thối rễ,dẫn đến chết cây. Tùy theo tình hình thời tiết mà quy định số lần tưới cây cho phù hợp, đợi cho đất chậu khô rồi mới tưới, tưới một lần là tưới đẫm ngay.
- Phân bón: Đa số hương thảo không yêu cầu cao với phân bón, chỉ cần bón lót khi mới trồng về cơ bản đã thỏa mãn được nhu cầu sinh trưởng của cây một năm. Nếu không bón lót khi thay đất có thể áp dụng phương pháp bón thúc, đào mấy rãnh nhỏ hình vòng cung quanh rễ cây, bón ít phân gà hoặc phân bón phân giải chậm, như vậy mỗi lần tưới nước thành phần dinh dưỡng trong phân bón sẽ từ từ phân giải rồi ngấm vào rễ cây. Khi sử dụng loại phân bón tan trong nước hiệu quả nhanh nên pha theo tỷ lệ phù hợp. Dưới đây giới thiệu một số tình trạng của cây khi thiếu dinh dưỡng:
Nguyên tố dinh dưỡng
Biểu hiện
Nitơ
Mặt lá xanh không đều, phần gốc lá già chuyển màu vàng, phiến lá mỏng, cành mềm, ít cành nhánh, xuất hiện tình trạng tàn sớm
Photpho
Sinh trưởng chậm, dáng vẻ già cỗi, lá xanh thẫm, lúc nghiêm trọng có màu đỏ hoặc tím, cành mềm, các đốt ngắn, lá nhỏ, ít cành, rễ phát triển không tốt, không nở hoa hoặc hoa nở muộn
Kali
Cành mềm, dễ đổ, viền lá màu vàng khô héo, sống lá có đốm màu nâu, lá già có biểu hiện bệnh trước, rể màu nâu nhiều
Sắt
Sống lá không còn màu xanh, có các vết vằn sáng màu, thấy rõ ở lá non, khi nghiêm trọng cả phiến lá có màu trắng vàng
Magie
Biểu hiện gần giống với thiếu sắt, sống lá không còn màu xanh, phiến lá đôi khi có vết dốm hoại tử, thông thuờng biểu hiện bệnh ở lá già.
Canxi
Chổi ở đỉnh, mũi và viền lá non bị hoại tử, lá non bị cong, rễ ngừng sinh trưởng, đổi màu và chết đi, rễ nhiều và ngắn
Boron
Phần ngọn ngùng sinh trường, thân cây thấp, sống lá có màu xanh nâu không đồng đều, lá non co rúm
Kẽm
Lá nhỏ, hai bên mặt lá có đốm, thân cây thấp, các đốt ngắn, sinh trưởng chậm
Mangan
Sống lá mất đi màu xanh, chuyển thành màu vàng, mặt lá vàng chằng chịt, viền và mũi lá cong lại, hình thành các vết hoại tử trên mặt lá.
d. Cắt tỉa
Hương thảo phần lớn đều mọc rậm rạp, nếu muốn có được một chậu cây mỹ quan thì cần chú ý cắt tỉa định kỳ cho cây. Phương pháp cất tỉa hương thảo rất đơn giản, dưới đây giới thiệu một số cách thường dùng:
- Ngắt ngọn thủ công: Dùng tay ngắt phần ngọn cây, chú ý không chỉ có một ngọn cây, nếu thường xuyên ngắt sẽ ra càng nhiều ngọn hơn. Cần căn cứ vào hình dáng của cây để khống chế độ dài, mỗi tuần nên ngắt một lần. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với cây non và mầm bán truởng thành. Lúc này thân cây không quá lớn, có thể khống chế được hình dáng cây để tạo cho cây một ngoại hình mỹ quan.
- Cắt tỉa bằng dụng cụ: Dùng dụng cụ chuyên dụng cắt cây, đặc biệt là với cây leo sinh trưởng mạnh, có thể cắt phần ngọn cây, cũng có thể cắt tỉa theo hình dáng riêng. Cây sau khi cắt tỉa cần một thời gian khá dài mới hồi phục được trạng thái mọc um tùm tự nhiên, do đó nên tiến hành vào trước thời kỳ cây ngủ đông hoặc trước mùa sinh trưởng mạnh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HƯƠNG THẢO TRONG NHÀ
Hương thảo trồng tại nhà rất dễ nhân giống, vừa có thể gieo hạt vừa có thể nhân giống bằng dung dịch dinh dưỡng. Dưới đây giới thiệu một số phương pháp thường dùng: 1. Gieo hạt a. Chuẩn bị
Hiện nay có thể tìm mua trên thị trường rất nhiều hạt giống hương thảo các loại, tuy nhiên nhiều loại sản phẩm chất lượng không đảm bảo, trồng ra không đúng loại ghi trên nhân mác. Người mới trồng nên đặc biệt chú ý. b. Chuẩn bị giá thể hoặc bình chứa
Trước khi gieo hạt nên chuẩn bị giá thể hoặc bình chứa, không nên tùy tiện gieo hạt vào đất, sẽ khiến giảm bớt tỷ lệ nảy mầm của hạt. Nên dùng bình gieo mẫm chuyên dụng hoặc chậu hoa miệng lớn để gieo, đất trồng có thể dùng tro cỏ và khoáng vermiculite trộn lẫn. Loại đất trồng này tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, chứa một ít dinh dưỡng có thể cung cấp cho mầm cây sau khi nảy mầm. Nếu điều kiện không cho phép có thể dùng đất vườn, cát sông đem trộn lẫn, đất vườn nên sàng qua để loại bỏ đất cứng bị vón cục và đá nhỏ. Loại đất này tuy không tơi xốp và thoáng khí bằng loại chuyên dụng nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của hạt mầm và tới khi cây non sinh trưởng. c. Xử lý hạt
Hạt mới mua về không nên gieo ngay, vì có nhiều loại hạt vỏ có chứa chất cưỡng chế nảy mầm, đặc biệt là họ hoa môi, nếu gieo trực tiếp tỷ lệ này mầm rất thấp, bắt buộc phải xử lý xong mới được gieo.
- Trước hết, đem ngâm hạt vào nước sạch hoặc dung dịch chuyên dụng, hạt hút đủ nước sẽ giúp lớp vỏ bên ngoài mềm lại, loại bỏ được chất cưỡng chế hạt nảy mầm, sẽ khiến hạt náy mầm dễ dàng.
Đối với các loại hạt cực nhỏ (như húng tây) không nên ngâm vào nước vì sẽ càng khó khiến hạt nảy mầm hơn. Đối với loại hương thảo dễ nảy mầm chỉ cần dùng nước sạch đem ngâm là được, nhiệt độ nước khoảng 28- 35 độ C, nhiệt độ cao sẽ giúp khử trùng hạt, ngâm khoảng 1 ngày là được.
Khi hạt nở ra, lớp vỏ hạt sẽ nứt, lộ rõ phôi hạt, lúc đó đem đi gieo là được. Đối với loại hương thảo khó nảy mầm nên ngâm trong dung dịch chuyên dụng để thúc hạt, ngâm khoáng 2 tiếng.
- Dùng khǎn ướt thúc ra mầm: Ngâm hạt trong nước rất khó quan sát, đối với người mới trồng rất khó nắm bắt được thời gian ngâm, nên có thể dùng khăn ướt để thúc hạt ra mầm.
1. Chuẩn bị một cái đĩa nhựa, hai miếng khăn ướt, màng bọc thực phẩm và ít nước sạch.
2. Gấp khăn ướt lại trải phẳng lên đĩa rồi tưới nước vào.
3. Lấy hạt rải đều lên một mặt khăn, lấy mặt kia gấp lại trùm lên hạt.
4. Dùng màng bọc thực phẩm trùm lên mặt đīa để giữ ẩm.
5. Hàng ngày mở màng mọc và khăn ướt ra quan sát tình hình hạt, nếu chưa thấy lộ ra mầm trắng thì có thể tưới ít nước để tếp tục thúc mầm. Đợi hạt ra mầm rồi thì dùng nhíp cẩn thận gắp hạt ra trồng là được. d. Gieo hạt
Có hai phuong pháp gieo:
- Truớc hết giới thiệu phương pháp gieo từng lô hạt:
Đất trồng tưới nước cho ẩm, trước khi gieo dùng đũa chọc lổ trên mặt, sâu khoảng 0,5cm, lấy nhíp gấp hạt đã chuẩn bị sẵn bỏ vào trong lổ, nhẹ nhàng lấy đất phủ lên là được. Phương pháp này rất phù hợp với những loại hạt có thể tích lớn.
- Phương pháp thứ hai là gieo rải hạt:
Đối với những loại hạt nhỏ, dùng phương pháp gieo từng lỗ hạt rất khó. Trước hết cho đất trồng vào giá thể, tưới dẫm nước, hạt giống đem trộn lẩn với ít cát khô hoặc khoáng vermiculite đem trộn đều, dùng tay bốc hỗn hợp đó rải lên trên mặt giá thể là được. e. Chǎm sóc hạt sau khi gieo
Sau khi gieo hạt nên dùng màng bọc thực phẩm trùm lên giá thể, duy trì độ ẩm, không tưới nước thường xuyên, đợi hạt mầm nhô lên khỏi đất mới bỏ màng bọc đi.
Mầm non khi mới nhô lên còn rất yếu ớt, phải để vào chỗ bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp, khi tưới nước nên dùng loại bình phun tia nhỏ hoặc bình phun sương.
Đợi lá mầm xòe ra thì dần cho tiếp xúc với ít ánh sáng sắt, buổi tối đem giá thế mầm ra cạnh cửa sổ để tránh thân mầm mọc mảnh khảnh.
Đợi cây ra lá thì cho tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn, có thể phun nước đều đặn thay cho tưới nước, phun nước nên tiến hành vào sáng sớm, phun đều khấp lên cây và làm ướt bề mặt đất trồng. Làm như vậy vừa duy trì được lượng nước cần thiết, vừa thúc cho cây ra rễ.
Thông thuờng khi cây non mọc khoảng 5cm thì có thể đem trồng cố định vào chậu được. 2. Trồng bằng dung dịch dinh dưỡng
Nhân giống bằng dung dịch dinh dưỡng là phương pháp nhân giống vô tính, trong thời gian ngắn có thể nhân giống trên số lượng lớn. Dung dịch dinh duỡng thực vật có thể tiến hành các biện pháp nhân giống như: giâm cành, tách bụi v.v... Dưới đây giới thiệu cụ thể một số phương pháp: a. Giâm cành
Là phuơng pháp lợi dụng phần thân đã cắt rời tiến hành trồng bằng đất hoặc bằng nước, từ đó hình thành nên cơ thể thực vật hoàn chỉnh. Đây là phương pháp nhân giống phổ biến nhất.
- Giâm cành hương tháo thông thường, tức là lấy phần thân trên làm cơ thể mẹ đem nhân giống, về cơ bản tất cảnhững loại hương thảo mọc thẳng đứng đều có thể áp dụng phuơng pháp này.
Chọn cành bán thân gỗ làm cành đem giâm, dùng kéo hoặc dao cắt rời, độ dài khoảng 8cm, bỏ phần lá ở dưới, giữ lại 3-5 lá ở trên.
- Đất giâm dùng các loại đất đã giới thiệu ở phần trước, có thể dùng tro có trộn với khoáng vermiculite, cũng có thể dùng cát sông, trước khi giâm đem tưới nước ngấm đều trong đất, sau đó cấm ngập cành vào đất khoảng 2 - 3cm, trong điều kiện cho phép có thể bôi ít thuốc thúc ra rễ vào cành trước khi đem giâm.
-Giâm xong lấy màng nylon bịt lên trên để duy trì độ ẩm không khí, giảm bớt lượng nước bốc hơi, khoảng 10- 15 ngày sẽ ra rễ. b.Trồng bằng phương pháp thủy canh
Là phương pháp thúc ra rễ thích hợp dùng trong gia đình, đặc biệt phù hợp với các loài hương thảo.
- Lấy 1 chiếc cốc dùng một lần, đổ ống nước ngập 4/5 cốc, bịt miệng cốc bằng màng bọc thực phẩm rồi dùng dây chum cố định lại.
- Đem cành giâm đã chuẩn bị sẵn chọc thủng màng bọc cắm vào nước ngập khoảng 3cm.
- Thông thường 15 ngày sẽ ra rễ. Tùy kích cỡ thực vật mà mỗi cốc chỉ cấm 3-5 cành.
- Đợi cành ra rễ trắng thì có thể đem trồng vào bình chứa khác, chú ý không nên đợi rễ ra quá dài mới đem trồng (thông thường để rễ mọc khoảng 2cm là được), vì rễ mới sinh ra chưa phải là rễ thủy canh, có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường đất, nhưng nếu để mọc trong nước quá lâu sẽ trở thành rễ thủy canh, nếu khi đó mới đem trồng trong đất thì rễ rất khó thích ứng. c. Tách bụi
Là phương pháp nhân giống bằng dung dịch dinh dưỡng thường dùng, thao tác đơn giản, phù hợp với nhiều chủng loại hương thảo như: húng tây, kinh giới, bạc hà v.v... Tách bụi có tần suất sống cao, cụm cây sinh truởng nhanh.
- Thông thường tiến hành vào mùa xuân.
- Bứng cây ra khỏi chậu, dùng tay tách nhẹ các bụi cây, có thể phân thành nhiều bụi đơn hoặc vài bụi kép.
- Trực tiếp đem trồng vào chậu mới, tưới một lần nước ngấm đều trong đất là duợc. d. Giâm cành trực tiếp
Là phương pháp nhân giống phù hợp áp dụng với những loại thực vật leo hoặc giâm cành mà khó sống như: bạc hà, húng, kinh giới v.v.
- Chuẩn bị một chiếc chậu hoa mới.
- Đem một cành của thân mẹ đem cắm vào trong chậu, chôn khoảng 5cm.
- Thông thường khoảng 1 tháng sau sẽ ra rễ, sau khi ra rễ mới thì đem cắt rời cành đó ra khỏi thân mẹ.
Bảng dưới đây tổng hợp các phương pháp nhân giống phù hợp với một số loài hương thảo thường gặp:
Tên gọi
Các phưong pháp nhân giống
Gieo
hạt
Giâm
cành
Tách
bụi
Giâm cành
trực tiếp
Hoa oải hương
✓
✓
O
O
Cây mê điệt
✓
✓
O
O
Cây húng tây
✓
O
✓
✓
Húng quế
✓
✓
✓
✓
Bac hà
✓
✓
✓
✓
Cây xô thơm
✓
✓
O
O
Kinh giới
✓
O
✓
✓
Tía tô đất
O
✓
O
O
IV. MỘT SỐ LOÀI SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO HƯƠNG THẢO
Hương thảo là loài thực vật ít bị sâu bệnh, chủ yếu là nhờ mùi thơm mà chúng toả ra. Mùi thơm đó hình thành màng bào vệ thiên nhiên giúp cây chống lại các bệnh sâu hại nghiêm trọng. Dưới đây giới thiệu một số loài thường gặp khi trồng hương thảo tại nhà. 1. Bọ phấn a. Triệu chứng
Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển. b. Đặc điểm hình thái
Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, có 4 cánh và được phủ lớp phấn sáp màu trắng hoặc trắng hơi vàng, dài khoảng 1mm. Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. Ấu trùng có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3-0,6 mm. c. Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Vòng đời: Trứng 5-9 ngày, ấu trùng 14 ngày, trưởng thành có thể sống đến 30 ngày.
- Truởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể để 100-150 quả trứng, trứng được đé ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm, chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng kéo dài 2-4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ.
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành thường tập trung ở dưới mặt lá cà chua, chúng hút dịch cây. Khi mật độ bọ phấn cao làm cây suy yếu, có thể bị héo, vàng lá, chết.
- Chất bài tiết của bọ phấn có đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển hại cây.
Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoán.
Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió.
- Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Encarsia formos. d. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Phủ rơm quanh cây đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.
- Biện pháp cơ giới vật lý: Dùng bẩy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành.
- Biện pháp hóa học: Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết các loài thiên địch có ích trên cuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như: Acjara, Pyrinex, Hopsan,.. 2. Bọ trĩ a. Triệu chứng
Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được. b. Đặc điểm sinh thái
Trưởng thành nhỏ, dài 1 - 2mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.
Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt. c. Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Vòng đời trứng: 3 -4 ngày, ấu trùng 10-14 ngày, trưởng thành có thể sống đến 3 tuần.
- Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn, khi bị khua động chúng lấn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn nấp trong lá non hoặc các chót lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
- Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ sinh sản đơn tính là chủ yếu. d. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối. Sau khi bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.
- Khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.
- Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,..), Fipronil (Regent...) để phòng trừ.
V. BÀI TRÍ HƯƠNG THẢO TRONG KHÔNG GIAN SỐNG
Bài trí hương thảo trong không gian sống đem lại hương thơm và sức sống cho gia đình, bởi vì mùi hương do các loài hương thảo tỏa ra rất có lợi cho sức khỏe con người. Hương thảo trồng trong nhà có thể bài trí tùy theo loại hình và thể trọng của chậu cây, có thể chia ra thành nhiều cây nhỏ hoặc trồng cá chậu lớn, cũng có thể làm thành giò treo. Dưới đây giới thiệu một số cách bài trí đơn giản trong từng không gian phòng óc. 1. Lối ra vào
- Lối ra vào cửa là nơi thiếu ánh sáng, không gian hẹp, không thông thoáng, không có lợi cho sự sinh trưởng của cây, do đó cần đặc biệt lưu ý tới tình hình phát triển của thực vật.
- Nên đặt chậu cây trên tủ đựng dép, bàn nhỏ, loại giò treo nên treo ở góc tường hoặc cạnh tủ quần áo, nên chọn lựa những loại cây cỡ nhỏ hoặc giò treo làm đồ trang trí.
- Nên chọn lựa loại hương thảo cỡ nhỏ, có khả năng chịu bóng râm như: bạc hà, húng v.v.
- Lưu ý: Vì phần lớn hương thảo đều là loài ưa ánh sáng ,do đó nếu bày ở nơi thiếu ánh sáng nên chú ý bổ sung ánh sáng nhân tạo cho cây, tốt nhất nên chuẩn bị hai chậu cây luân phiên bày trong phòng và ngoài ánh sáng mặt trời mỗi tuần. Như vậy có thế khiến cả hai cây đều có đủ ánh sáng, vừa giúp phòng ngừa sâu bệnh ở cây. 2. Phòng khách
- Ánh sáng trong phòng khách tương đối đầy đủ, không gian rộng rấi thoáng đãng, thông gió tốt. Không gian như vậy rất phù hợp cho hương thảo sinh trưởng, nhất là những gian phòng khách còn có cửa số lớn.
- Nên đặt hương thảo dưới chân kệ tivi, tủ, dạng giò treo phù hợp treo ở góc tường, cạnh cửa số, nên dùng những chậu hoa cỡ vừa hoặc giò treo làm đồ trang trí.
- Nên chọn lựa những loài cây có hình dáng tròn đầy như: hoa oải hương, cây mê điệt, thiên trúc quỳ, xô thơm vv..
- Chú ý: Thông thường, ánh sáng phòng khách về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng thông thường của cây, tốt nhất nên bày cây ở nơi đón được ánh sáng hắt, nên chú ý xoay chậu để các mặt cây đều đón được ánh sáng.Vì không gian phòng khách rộng, nước bốc hơi tương đối nhanh, nên thường xuyên chú ý quan sát để kịp thời bổ sung lượng nước cho cây. 3. Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi của con người, cũng là không gian mà con người dành thời gian ở đó lâu nhất so với các gian phòng khác, phù hợp bày biện những cây có có công dụng làm sạch không khí, sát khuẩn bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, trong phòng ngủ không nên bày quá nhiều cây xanh (bao gồm cả hương thảo). Chúng ta đều biết cây xanh thông qua quá trình quang hợp cây sẽ hút CO2 và nhả khí O2 nhưng chúng cũng đồng thời tiến hành quá trình hô hấp, nghĩa là hút khí O2, và nhả khí CO2 trong môn thể thao có ánh sáng hai hoạt động này tiến hành đồng thời, tuy nhiên trong môn thể thao không có ánh sáng phần lớn các loài thực vật chỉ tiến hành hô hấp. Nếu trồng quá nhiều cây xanh trong phòng ngủ cây sẽ giành khí O2, với con người, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Thông thường, trong phòng ngủ có đầy đủ ánh sáng, điều kiện thông gió khá tốt, tương đối phù hợp cho hương thảo sinh truởng.
- Nên bày hương thảo gần bên cửa sổ, dạng giò treo phù hợp treo ở góc tường và cạnh tủ, có thể chọn những chậu cây và giò treo cỡ nhỏ để trang trí.
- Nên chọn những loại cây có mùi hương nhẹ, không có tính kích thích, hoặc có tác dụng tốt cho giấc ngủ như hoa oải hương.
- Chú ý: Trong phòng ngủ nơi phù hợp nhất để bày biện thực vật là bệ cửa sổ vì nơi đây ánh sáng đầy đủ, không khí lưu thông tốt, có lợi cho sự sinh trưởng của thực vật, có thể giảm bớt sự tiêu hao khí O2, của phòng ngủ vào ban đêm. Nếu ánh sáng phòng ngủ không tốt nên định kỳ di dời cây cối ra ngoài ban công để đón ánh sáng. 4. Phòng đọc sách
- Môi trường phòng đọc sách thông thường rất giống vói phòng ngủ, đầy đủ ánh sáng, thông gió tốt, rất phù hợp để hương thảo sinh trưởng.
- Nên bày hương thảo ở đầu bàn sách, bàn máy tính hoặc bên bậu cửa sổ, loại giò treo có thể treo ở cạnh giá sách, bên trên tường, có thể chọn loại chậu hoa hoặc giò treo cỡ nhỏ.
- Nên chọn những loại hương thảo có tác dụng tỉnh táo tinh thần như: cây mê điệt, cây húng, bạc hà lục, bạc hà vv..
- Chú ý: Bậu cửa số là nơi phù hợp cho hương tháo sinh trưởng nhất, vì ở đây ánh sáng đầy đủ, thông gió tốt, có lợi cho sự sinh trưởng của thực vật, mà ở bàn đọc hoặc giá sách thì ánh sáng không đầy đủ, nên chú ý di dời cây ra bậu cửa số hoặc ban công để cây đón ánh sáng. 5. Nhà bếp
- Trong nhà bếp thông thường ánh sáng tương đối yếu, không quá thông thoáng, mùi khói dầu khá nồng, không phù hợp cho hương thảo sinh trưởng dài ngày.
- Nên bày hương thảo bên bàn nhỏ, trên tủ bếp, dạng giò treo có thể treo ở tủ bếp, trên tường, nên chọn lựa những chậu cây và giò treo nhỏ, dễ lau sạch để trang trí.
- Nên chọn cây cỡ nhỏ, có thể ăn được như: cây mê điệt, húng, kinh giới, bạc hà lục v.v.
- Chú ý: Nhà bếp không phù hợp cho cây sinh trưởng. nên chú ý định kỳ đưa cây ra ban công để bổ sung ánh sáng, cũng có thể trồng nhiều chậu nhỏ để thay đổi luân phiên. 6. Nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh là không gian đóng kín, ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên, không gian nhỏ, thông gió kém, không phù hợp cho hương thảo sinh trưởng. Tuy nhiên vẫn có thể bày biện một số chậu cây hương thảo có mùi thơm nhẹ, giúp làm sạch mùi nhà vệ sinh.
- Nên đặt trên bồn rửa mặt, dạng giò treo có thể treo cạnh giá khăn mặt, trên tường, nên chọn chậu cây hoặc giò treo cỡ nhỏ.
- Nên chọn chậu cây nhỏ, có hương thơm tươi mới, chịu được ẩm ướt như: cây húng, bạc hà lục v.v..
- Chú ý: Môi trường nhà vệ sinh ấm ướt, thiếu ánh sáng không phù hợp cho cây cối sinh trưởng, nên định kỳ đưa cây ra ban công để bổ sung ánh sáng. Ngoài ra, vì môi trường nhà vệ sinh ẩm ướt, không có lợi cho nước bốc hơi, vì vậy không nên tưới nước quá nhiều. 6. Ban công
- Ban công là nơi ánh sáng đầy đủ, thông thoáng, rất phù hợp cho hương thảo sinh trưởng tuy nhiên mùa hè nhiệt độ cao thì ban công cũng là nơi cây cối dễ bị nắng chói chang nhất.
- Nên bày cây cối trên bàn hoặc bậu cửa sổ ngoài ban công, nếu có điều kiện có thể làm giá treo đơn giản. Nếu bày biện với số lượng nhiều nên bày theo từng tầng để tạo vẻ mỹ quan cho tổng thể. Dạng giò treo có thể treo trên tường, dây phơi quần áo. Nên chọ lựa cây trồng trong chậu sứ hoặc chậu gạch,dạng giò treo nên chọn loại giò mây đan hoặc bằng gỗ.
- Về cơ bản mọi loại hương thảo trồng tại nhà đều có thể trồng ở ban công, đặc biệt là những loài ưa ánh sáng.
- Chú ý: Ánh sáng mặt trời và điều kiện thông gió trên ban công rất có lợi cho cây cối sinh trưởng, tuy nhiên nếu vào ngày nhiệt độ tăng cao, thời tiết khô hạn thì nước sẽ bốc hơi rất nhanh. Vì vậy, vào mùa hè nên chú ý kịp thời tưới nước để tránh cây bị khô héo.
VI. TÁC DỤNG CỦA HƯƠNG THẢO TRONG GIA ĐÌNH 1. Làm món ǎn
Rất nhiều loài hương thảo có thể làm rau gia vị nêm vào món ăn, xuất hiện ở thực đơn của nhiều nước phương Đông và phương Tây. Dưới đây giới thiệu một vài món ăn đơn giản: a. Húng chó xào thịt thái sợi
- Nguyên liệu: Thịt nạc thái sợi 100g, lá húng chó 30g, hành tây 30g, dầu oliu 30ml, muối, bột tiêu đen.
- Cách làm: Xào chín thịt nạc thái sợi với dầu oliu, hành tây, lá húng băm nhỏ. Cho dầu oliu vào chảo làm nóng rồi đổ hành tây và bột tiêu đen vào, đợi nguội bớt rồi cho lá húng vào đảo đều. Trộn lẫn thịt, hành tây và lá húng vào là được. b. Bánh Tây Ban Nha
- Nguyên liệu: Trứng gà 4 quả, 100g ớt xanh đó + cà tím tròn + khoai tây thái sợi, lá húng chó thái sợi 20g, bột đậu khấu 5g, dầu1 oliu 50ml, muối và hạt tiêu.
- Cách làm: Đập trứng quấy đều, xào chín các loại rau đã thái sợi, khoai tây thái sợi trụng nước sôi cho chín, đem trộn. đều với lá húng, bột đậu khấu, tra thêm muối, hạt tiêu. Cho dầu oliu vào chảo rồi đổ trứng vào rán đến khi cả hai mặt đều vàng là được. c. Mê điệt nướng khoai tây
- Nguyên liệu: Lá mê điệt 10g, khoai tây 200g, ớt xanh đỏ 50g, nấm hương 10g, sứa đặc 100ml, pho-mát, bơ, muối,đường, bột hạt tiêu đen.
- Cách làm: Khoai tây luộc chín, gọt vỏ, cất thành miếng. Nấm hương, ớt xanh đỏ thái hạt lựu. Lá mê điệt cắt nhỏ cho vào nồi dùng bơ rán thơm, cho các loại đã thái hạt lựu vào xào cùng, bỏ thêm hạt tiêu vừa ăn, cuối cùng cho thêm sữa đặc vào nguấy đều. Đợi ngấm đều gia vị đem cho vào bát để nướng, phủ bơ lên trên cho vào lò nướng 7 phút với nhiệt độ 250°C là được. d. Bánh quy mê điệt
- Nguyên liệu: Bột mỳ 200g, bột đao 50g, trứng gà 3 qủa, dầu 50ml, sữa đặc có đường 50g, lá mê điệt 10g, đường trắng.
- Cách làm: Trộn bột mỳ, bột đao, trúng gà, sữa, đường với lượng vừa nước quấy đều, đem cắt thành từng miếng nhỏ, rắc lá mê điệt đã thái nhỏ lên trên rồi nặn thành các hình dáng khác nhau, bỏ lên trên đĩa nướng đã có giấy thiếc, bên trên giấy quét một ít dầu, cho vào lò nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 180°C là được. e. Bách lý hương cánh gà
- Nguyên liệu: Lấy đốt giữa cánh gà 5 cái, bột mỳ 50g, trứng gà 1 quả, lá bách lý hương 20g, lá húng chó 20g, lá kinh giới 20g, bột tiêu đen, muối, rượu vang trắng, tỏi, gừng, mỳ chính, vụn bánh mỳ.
- Cách làm: Bách lý hương, kinh giới, húng chó thái nhỏ, lấy một nửa đem trộn lẫn với bột tiêu đen, muối, rượu, tỏi, gừng, mỳ chính đem ướp với cánh gà khoảng nửa tiếng, phần còn lại đem trộn với trúng, bột mỳ. Đợi gia vị ngấm vào cánh gà thì đem lăn bột, chiên giòn với vụn bánh mỳ tới khi chín vàng là đuợc. f. Bạc hà bí đỏ
- Nguyên liệu: Bí đỏ non nửa quả, lá bạc hà 20g, tỏi, muối, đường, dấm, dầu vừng.
- Cách làm: Gọt vỏ bí đỏ, ngâm với muối cho bớt nhựa. Lá bạc hà rửa sạch thái nhỏ, tỏi bóc vỏ đập nhỏ. Tỏi, bạc hà cho vào trong bí đỏ đã ngâm, bỏ một thìa đường cát, nhỏ vài giọt dấm và dầu vừng trộn đều, ngâm khoảng 15 -20 phút có thể ǎn. 2. Trà a. Trà hoa oải hương tốt cho giấc ngủ
- Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, cúc trắng 5 bông nước 11, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng.
- Cách làm: Hoa oải hương và hoa cúc trắng đem pha trong nước sôi 5 phút, tùy khẩu vị từng người mà cho thêm mật ong hoặc đường phèn. Vị hoa cúc trắng tươi thơm có thể cân bằng hương vị nồng của hoa oải hương. Trà này giúp giải tòa cǎng thẳng, giúp thần kinh được thả lỏng, có lợi cho giấc ngủ. b.Trà hoa oải hương bổ khí
- Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, lá thiên trúc quỳ 5g, táo đỏ 10 quả, kỷ tử 20 quả, nho khô 20 quả, nước 1 lít, mật ong hoặc đường phèn vừa đủ.
- Cách làm: Táo đỏ, kỷ tử và nho khô cho vào nước đun sôi trên lửa lớn, vặn nhỏ lửa đun liu riu 5 phút rồi tắt bếp. Cho thêm hoa oải hương, lá thiên trúc quỳ ngâm 5 phút, sau đó cho thêm mật ong hoặc đường phèn pha vừa miệng. Loại trà này bổ khí, an thần, tốt cho máu. c. Trà chanh hoa oải huơng
- Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, chanh cắt lát 5 miếng, nước 11, đá lạnh, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng.
- Cách làm: Hoa oải hương đổ nước vào đun sôi, lọc bả hoa rồi cho chanh cắt lát vào ngâm, thêm đường phèn hoặc mật ong, đợi trà nguội rồi cho đá lạnh vào. Loại trà này vừa có tác dụng an thần của hoa oải hương, vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc của chanh, là loại thức uống phù hợp cho mùa hè. d. Trà mê điệt và sơn trà
- Nguyên liệu: Hoa mê điệt 10g, sơn trà 10 miếng, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng, nước 1 lít.
- Cách làm: Hoa mê điệt, sơn trà ngâm trong nước sôi 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ. e.Trà nhuận hầu
- Nguyên liệu: Bạc hà 10g, xô thơm 5g, mật ong và đường phèn đủ dùng, nước 1 lít.
- Cách làm: Bạc hà, xô thơm cho vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này uống thay cho nước, có tác dụng giải cảm, giảm bớt cơn đau cổ họng khi nói nhiều. f. Trà thanh nhiệt bạc hà cam cúc
- Nguyên liệu: Hồi hương 5g, bạc hà 8g, cam cúc 4g, gừng tươi 1 lát, mật ong hoặc đường phèn, nước 1 lít.
- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, toát mồ hôi, giúp giải tóa cǎng thẳng, trấn tỉnh tinh thần. g. Trà bạc hà thanh lọc gan
- Nguyên liệu: Bạc hà 5g, hoa cúc 10g, thiên ma 3g, ký tử 15 quả, đường phèn hoặc mật ong, nước đủ dùng.
- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng làm mát gan, khỏi đắng miệng, giúp loại bỏ triệu chứng ù tai, kiết ly. 3. Làm nuớc tắm
Trong hương thảo có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể con ngươi, dùng hương thảo làm nước tắm không chỉ giúp làm sạch cơ thể, cho làn da mịn màng, mà còn giúp thần kinh tĩnh tại, thúc đấy sự tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ, giúp cơ bắp được nghỉ ngơi, từ đó nâng cao hệ miễn dịch của cơ thế, giúp tinh thần và cơ thể được nhẹ nhàng, thoải mái. Làm nước tắm từ hương thảo thông thường lấy hoa hoặc thân đem nấu thành nước, pha lẫn với nước xong đem tắm rửa, cũng có thể dùng nguyên liệu thực vật tươi cho vào bồn tắm ngâm rồi tắm trực tiếp. Nếu có điều kiện có thể pha thêm một ít tinh dầu sẽ cho hiệu quá tốt hơn. Dù nước tắm hương thảo có rất nhiều công dụng, nhưng nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc tắm quá lâu sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây áp lực cho tim. Vì thế, người bị bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thể chất yếu và sau khi uống rượu không nên ngâm mình trong bồn, có thể dùng phuơng pháp ngâm chân để thay thế. Dưới đây giới thiệu một số loại nước tắm từ hương thảo. a. Nước tắm buổi sáng
Nguyên liệu: Mê điệt, bạc hà, vỏ cam.
- Cách làm: Lấy vừa lượng cây mê điệt, lá bạc hà (nếu cần tinh thần sảng khoái thì lấy lượng nhiều hơn) đem rửa sạch. Rửa sạch vỏ cam (hoặc vỏ quýt) cắt thành tùng miếng nhỏ, đem tất cả ngâm vào nước nóng, vài phút sau có thể ngâm mình vào. b. Nuớc tắm giúp ngủ ngon
- Nguyên liệu: Hoa oải hương, hoa hồng, tía tô đất, hương nhu.
- Cách làm: Lấy lượng vừa hoa oải hương (nếu muốn để tỉnh thần và cơ thể được thoải mái thì lấy nhiều hơn), hoa hồng, tía tô đất đem rửa sạch, cắt nhỏ, đem tất cả ngâm vào nước nóng, vài phút sau có thể ngâm mình vào. c. Nước tắm trị cảm
-Nguyên liệu: Bạc hà, húng quế, lá bạch đàn.
- Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong nước nóng 5 phút. Loại nước tắm này có tác dụng phòng trừ cảm mạo, giúp giảm các triệu chứng cảm mạo. e. Nước tắm giúp giảm đau cơ bắp
- Nguyên liệu: Sả, hoa oải hương, lá bạch đàn.
- Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong nước nóng 5 phút. Loại nước tắm này có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ bắp. f. Nước tắm thông lạc khí huyết
- Nguyên liệu: Ngải cứu, húng quế, tía tô, gừng.
- Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cất nhỏ, cho vào túi vải rồi ngâm trong nước nóng vài phút. Nước tắm này có tác dụng làm giảm đau cơ, đau thần kinh, cái thiện hư lạnh (có thể dùng làm nước ngâm chân).
Chúng tôi trên mạng xã hội