Theo Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11/07/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền, thì dịch gừng tươi (Sinh khương) được chiết xuất theo quy trình hiện như sau:
"- Sử dụng những củ gừng tươi, già (chắc, thơm) rửa sạch, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước cốt, giã tiếp, thêm nước vài lần, vắt, để có đủ dịch tẩm thuốc. Lượng nước thêm vào phụ thuộc vào số lượng thể chất của dược liệu.
- Sinh khương có mục đích: Tăng tính ấm cho vị thuốc (tăng tính dương); Tăng tác dụng chỉ ho, hóa đờm; Làm giảm tính ngứa, tính kích thích cổ họng của vị thuốc; Làm sạch và thơm vị thuốc (xương động vật).
Ứng dụng của sinh khương: Chế biến Bán hạ, Thục địa, Đảng sâm….."
Theo đông y Gừng có nhiều công dụng để chữa trị cảm mạo, ho hen, tiêu đờm rãi, khí nghịch đưa lên cổ làn nghẹt thở, mồ hôi trộm, băng bó vết thuơng cầm máu khi nhổ răng, trị sản khí, viêm xoang có mủ, thông kinh nguyệt, giúp tiêu hóa, trị ói mửa, nón ọe, thổ tả, bụng lạnh, trúng phong.
A. Các bài thuốc về Cảm Mạo
- Cảm nóng, cảm gió, cảm lạnh hoặc sốt: Dùng 7 lát gừng sống cùng với 7 củ hành hương, đổ 1 chén nước nấu sôi kỹ, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Cảm, ho và nhiều đàm, khò khè khó thở: Dùng 7 lát gừng, 1 muỗng cà phê trà tàu, nấu sôi kỹ, gạn nước, pha với nước chanh tươi 1 quả, 1 muỗng rượu mạnh, 1 muỗng ăn mật ong khuấy đều, uống nóng đắp chăn cho ra mồ hôi.
- 20gram gừng tươi giã dập, nấu sôi kỹ rồi uống nóng đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Bị sốt rét nóng lạnh luôn, ho có đờm dùng củ gừng tươi, nướng thật kỹ, gọt sạch, cắt ra gừng miếng mà ngậm, nuốt nước dần.
B. Các bài thuốc về Bệnh Ho
I. Khí dịch đưa lên cổ làm khó thở
- Gừng sống thái miếng, ngậm rồi nuốt từ từ xuống là khỏi.
- Trường hợp có đàm vướng cổ, phải tằng hắng khạc cho ra đàm, như thế đàm dính sát vào cổ, hoặc thấy bụng lạnh, miệng nhạt... cũng ngậm như trên sẽ thấy dễ chịu.
II. Ho có đàm
Gừng giã dập chung với mật ong ngậm.
Người bị chứng đờm nóng, lấy nước gừng hòa với nước trà uống.
III. Con nít ho lâu ngày không khỏi
Lấy chừng 200gram gừng sống, nấu trong nồi lớn thật kỹ, đem tắm cho trẻ.
IV. Ho lâu ngày không dứt
Dùng 200gram gừng tươi nấu với 300gram kẹo mạch nha, cho chín từ từ, ăn hết trong 1-2 ngày.
C. Các bài thuốc về Đau Bụng
I. Vì bị lạnh quá làm co rút gân
Gừng sống 100gram, giã nát, đổ một bát rượu ngon nấu sôi 2-3 sấp, cho uống nóng. Bên ngoài giã gừng chườm vào chỗ bụng đau.
II. Đau bụng đầy trướng (muốn ói, muốn đi cầu mà không được)
Gừng sống 40gram nấu với 7 chén nước, còn lại 2 chén chia uống 2-3 lần.
D. Các bài thuốc dân gian khác có sử dụng Gừng
I. Đề phòng khí gió độc khi ra ngoài sớm
Có nhiều người phải đi làm từ sáng sớm, đôi khi bị gió độc ngất xỉu. Để đề phòng khi bị trúng gió độc, trước khi đi nên uống một hớp rượu tốt, hoặc rượu ngâm thuốc, hoặc nhai một miếng gừng nuốt dẫn, sẽ chống lại được khí độc.
II. Tan máu bầm
5 cây hành cả rễ, 1 củ gừng bằng ngón chân cái, 1/2 muỗng cà phê muối. Giã tất cả cho nát, bọc vào miếng vải rồi bó vào vết thương, lấy băng vải cuốn chặt, mỗi ngày thay 1 lần, khoảng vài ngày là máu bầm tan. Khi bó thuốc này làm cho bệnh nhân thấy rất nóng chỗ vết thương, nhưng nhờ vậy mới làm tan máu bầm.
III. Nhổ răng, máu ra nhiều
Trường hợp răng bị chảy máu, hoặc tự nhiên răng chảy máu. Giã gừng rồi nhét vào chỗ chảy máu đó.
Lưu ý khi sử dụng Gừng: Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, hoặc người nào thường ra nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi thì không nên dùng gừng. Người ăn nhiều gừng lại dùng thời gian có thể sinh ra choét mắt, chảy nước mắt sống...
Chúng tôi trên mạng xã hội