Cây Bồ Bồ: theo sách thuốc đông y gọi là “Thạch xương bồ” có tên khoa học là Acorus calamus được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Chữ Bồ nghĩa là cỏ Lác, vì lá Bồ bồ giống cây Lác.
Nơi mọc, trồng: Thạch xương bồ sinh trưởng tại vùng đầm lầy, rìa ao hồ, những vùng nước lặng, cũng được gieo trồng, ở độ cao dưới 2.800 meters. Ở nước ta cây Bồ bồ thường được đồng bào ở vườn trồng theo mương lạng, hoặc ở mé ao. Lá Bô bồ dùng xông; củ Bồ bồ làm thuốc dược.
Mô tả: Cây Bồ bồ giống loại cây Lác, lá Bồ bồ mới xem như Lác, nhưng không có răng cưa, lá trơn, dày và mềm, mình láng, lá lớn hơn lá Lác mà ngắn hơn. Củ Bổ bồ có nhiêu mắt: sách thuốc nói thứ 1 tấc có 9 mắt là tốt, nhưng của người mình trồng thì không chừng, nếu chổ đất xấu thì nhặt mắt. Củ Bổ bồ ruột trắng, có xơ, mùi thơm nồng.
Tính chất: Vị cay đắng, tính ấm, có mùi thơm nhẹ, không độc. Nhai rễ có thể tạo cảm giác hưng phấn và ở liều cao hơn có thể tạo ra ảo giác nhẹ, mà được cho là vì có chứa chất Asarone.
Công dụng: Theo y học cổ truyền cây sử dụng để tắm, xông, phun thuốc và pha thức uống và làm gia vị, được xem là thực phẩm tăng lực. Khai thông hơi trái tim, sáng mắt, bổ gân, làm ra tiếng, tỏ tai, trừ đàm, đuổi phong thấp, khai thông miệng bao tử.
Cách chế: Lá để tươi nấu xông. Củ cạo bỏ vỏ ngoài, sao hơi vàng đem dùng.
Liều lượng:
Độc dụng: 5g.
Hợp dụng: 3g.
Kỵ dùng: Người ốm yếu hay mệt kỵ dùng. Kỵ dùng với đường chè, cấm dùng nhiều.
Xem chi tiết video cây Bồ bồ ở đây:
Chúng tôi trên mạng xã hội