Một trong những chiếc đồng hồ rắc rối nhất thế giới

Một trong những chiếc đồng hồ rắc rối nhất thế giới

Tuy được thu gọn nhưng chiếc đồng hồ bỏ túi này nặng đến 535 gram, mặt khác các chi tiết có 900 mm2 diện tích phối hợp và có hai mặt đồng hồ trước và sau là hai mặt chính, ngoài ra còn có tám mặt phụ,...

Xem tiếp...

Những hồ nước vùng Thất Sơn An Giang

Thứ sáu - 29/09/2017 14:18
Vùng Thất Sơn nằm ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang hay được gọi và vùng bảy núi. Các địa danh trên gắng liền với các điển tích văn hóa và lịch sử, địa hình cao bằng cách cải tạo kéo léo của con người đã tạo ra các hồ nước tuyệt đẹp vùng sơn thủy hữu tình. 
Những hồ nước vùng Thất Sơn An Giang
Vùng Thất Sơn nằm ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang hay được gọi và vùng bảy núi. Các địa danh trên gắng liền với các điển tích văn hóa và lịch sử, địa hình cao bằng cách cải tạo kéo léo của con người đã tạo ra các hồ nước tuyệt đẹp vùng sơn thủy hữu tình. 
1. Đồi Tà Pạ (Hồ Pà Tạ) 
Đồi Tà Pạ thuộc thuộc núi Cô Tô (Phụng Hoàn Sơn), về địa giới hành chính đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Hiện tại đồi Tà Pạ chỉ có cao độ 45 m so với mặt nước biển so với trước kia là 120m nguyên nhân do một thời gian dài khai thác đá tại đây. Nhưng đã chấm dứt kể từ ngày Luật bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.
 
ho ta pa
Từ ngày chấm dứt việc khai thác đá, tại đây để lại trên đỉnh đồi một vẽ hoang sơ đầy thơ mộng với những hố sâu hung hút ngập tràn một màu bích ngọc của nước được ví như một bức trang nhân tạo từ bàn tay tài hoa của nghệ sĩ vô danh. Dấu vết của đồi Tà Pạ hiện tại xuất hiện cách đây khoảng gần 13 năm, sau khi việc cấm khai thác đá của chính quyền sở tại được thực thi nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau, việc này đã vô tình đã tạo một cảnh quang hấp dẫn thu hút rất nhiều người dân địa phương giãn lai ngắm cảnh và tập thể dục hay dân phượt muốn chinh phục một phần của Phụng Hoàn Sơn hùng vĩ.
Cảnh đẹp của hồ Tà Pạ hiện tại nỗi bật bởi hồ nước xanh màu ngọc bích mà còn pha lẫn những màu sắc khác mang lại vẽ đặc trương cho hồ góp phần đem lại vị trí độc tôn trong vùng Thất Sơn. Quanh hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững từ trên nhìn xuống nước trong vắt đến tận đáy, những chỗ có độ sâu lớn thì nước có màu xanh thẫm, những chỗ cạn hơn thì có màu xanh nhạt, nhưng có chỗ màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt, màu trong của nước kết hợp với những màu sắc bên dưới của tảng đá cũng cũng góp phần tạo nên sự đa sắc màu của nơi này. Khi trời trong xanh nước hồ hiện lên một màu ngọc bích, phẳng lỳ như một mặt gương, lúc mà hồ Tà Pạ xinh đẹp như một bức tranh thủy mạc.
Đồi Tà Pạ giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”, đẹp quyến rũ lòng người đến từng góc cạnh. Nơi đây còn có không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách đến đây còn cảm nhận được sự hoang dã và trù phú của vùng đất này, sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi của Phật giáo dòng Nam tông Khmer, sự mến khách của người dân bản địa … sẽ là điều lưu luyến tất cả mọi người khi từng dừng bước nơi này.
2. Hồ Thủy Liêm trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên: Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc, hai bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh trên đỉnh Cấm Sơn hùng vĩ.  Do hồ Thủy Liên nằm trên một vị trí khá cao trên đỉnh núi, mây lúc nào cũng có thể che kín mặt hồ. Lúc trước hồ Thủy Liêm rất cạn, vào mùa mưa thì có nước, còn vào mùa khô thì khô đáy.
 
ho thuy liem 04

Nhìn chung, hồ Thủy Liêm là hồ chứa nước được xây dựng trước nhất so với một số hồ trong vùng. Hồ Thủy Liêm được xây dựng năm 2005 và hoàn thành năm 2008. Hồ cũng được nhiều người biết đến, vì đó cũng điểm là dừng chân của các tuyến xe lữ hành lên đỉnh núi, và mới đây là điểm đến của hệ thống cáp treo lên Thiên Cấm Sơn.
ho thuy liem 03
 
3. Hồ Thanh Long trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên: Hồ Thanh Long được xây dựng và hoàn thành trong năm 2015. Nằm trên núi Thiên Cấm hùng vĩ, hồ Thanh Long được tích nước từ con suối Thanh Long trên triền núi Ông Cấm.
 
Hồ tích nước nhằm phục vụ sinh hoạt cho người dân sinh sống trên núi, và dự trữ nước trong mùa khô hạn. Hồ nằm dưới tuyến đường cáp treo, tạo thêm cảnh quan cho các du khách khi đến tham quan.
 
4. Ô Tức Sa, dưới núi Thiên Cấm, xã An Cư, huyện Tịnh Biên: Hồ Ô Tức Sa có mặt nước yên lặng như tờ, không khí thông thoáng, mát mẻ. Nhưng do hồ nằm gần sát dưới chân Thiên Cấm Sơn, phần nào vào mùa này cũng bị che khuất gió, khác với các hồ khác như Ô Tà Sóc và Soài So.
 
Hồ Ô Tức là hồ thủy lợi, phục vụ cho nông nghiệp của người dân vùng núi vào mùa khô. Đường vào nơi đây vắng vẻ và thưa thớt dân cư, lại nằm cách xa trung tâm, nên hồ dù khung cảnh cũng khá đẹp, du khách đến cũng ít hơn so với các hồ gần trung tâm.
 
5. Hồ Soài So, núi Phụng Hoàng Sơn, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Hồ Soài So là một điểm du lịch mới được khai thác trong những năm gần đây, luôn thu hút được rất nhiều khách du lịch. Hồ nằm ở sườn phía đông núi Cô Tô, có vẻ đẹp hoang sơ, nước hồ quanh năm xanh biếc và phẳng lặng. Hồ cũng khá rộng, với dòng suối Vàng từ trên núi chảy xuống, tạo ra phong cảnh rất hữu tình nên thơ.
 
ho soai so

Hồ nằm dưới chân núi Phụng Hoàng, du khách phải đi qua đây trước khi vào núi. Nhìn chung, hồ Soài So - suối Vàng đã có từ lâu, nay mới xây lại các thành đê cho vững chắc và tạo cảnh quan. Hồ có vị trí và địa thế rất phù hợp cho phát triển du lịch của địa phương. Cùng với hồ Tà Pạ đã có và hồ Soài Chek vừa mới xây dựng xong, Soài So cũng góp phần quan trọng tạo thêm cảnh quan xinh đẹp cho vùng Bảy Núi.
 
6. Hồ Ô Tà Sóc dưới núi Ngọa Long, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn: Hồ Ô Tà Sóc vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2016. Hồ cũng có chức năng phục vụ nông nghiệp cho những cư dân canh tác trong vùng.
 
ho o ta soc 09

Lòng hồ nằm giữa khe núi, mặt nước rất đẹp, vì gió lúc nào cũng thổi đến, tạo thành gợn sóng. Lòng hồ cũng mới đưa vào dự trữ nước trong mùa mưa vừa qua, mực nước cũng chưa cao. Một số người dân dưới chân núi hay dẫn trẻ em ra đây bơi lội. Nước trong hồ rất mát, sạch, do nước từ các khe đá trên núi xuống.
 
7. Hồ Ô Thum dưới núi Phụng Hoàng , xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn: Hồ Ô Thum là hồ ngăn nước dưới chân núi Cô Tô để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hồ nằm về hướng tây của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) và hướng đông của đồi Tức Dụp.
 
Hồ Ô Thum có khung cảnh khá đẹp, nhưng do nằm sâu dưới triền núi, khá vắng vẻ, nên ít người đến. Điều đó vô tình tạo không gian lý tưởng cho những ai yêu thích sự yên tĩnh của núi rừng. Trong lòng hồ có một gò đất khá cao so với mặt hồ, nhìn giống như một ốc đảo nho nhỏ. Một số người dân đã làm một cây cầu gỗ nối liền hai bờ để qua lại. Cầu gỗ đơn sơ nhưng vô tình lại làm tăng lên vẻ đẹp của núi đồi nơi đây.
 
8. Hồ Soài Chek nằm dưới thung lũng núi Tà Pạ và núi Phụng Hoàng, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn: Hồ Soài Chek là hồ nước vừa được xây dựng, đưa vào sử dụng phục vụ nông nghiệp trong năm qua.
 
Hồ Soài Chek nhìn từ trên cao

Hồ  có cảnh quang khá đẹp, lại nằm cách trung tâm thị trấn không xa. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho sự phát triển du lịch sinh thái vùng núi của địa phương
Hồ Soài Chek lúc hoàng hôn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây