Mùa hoa tigon núi sam cuối thu

Mùa hoa tigon núi sam cuối thu

Tuy mang biểu tượng của một trái tim tan vỡ nhưng hoa tigon không phải hiện thân cho tình yêu tan vỡ, càng trải qua đau thương, vẻ đẹp của hoa càng hoàn mỹ và rực rỡ.

Xem tiếp...

Một trong những chiếc đồng hồ rắc rối nhất thế giới

Thứ bảy - 13/07/2024 09:42
Tuy được thu gọn nhưng chiếc đồng hồ bỏ túi này nặng đến 535 gram, mặt khác các chi tiết có 900 mm2 diện tích phối hợp và có hai mặt đồng hồ trước và sau là hai mặt chính, ngoài ra còn có tám mặt phụ, hai dĩa ghi ngày tháng, 110 bánh răng, 50 cầu liên hệ trong kết cấu, 19 cây kim các cỡ, 120 chi tiết vận hành thường xuyên, 430 vít giữ, 70 chân kính trên các đế giữ các bánh răng, một dĩa vận hành tự động theo tuần trang tại thành phố New York và một bản đồ di động theo các vì sao và bảng chỉ hướng Đông, Nam, Tây, Bắc …
Vào năm 1920, một yêu đầu đặt hàng của nhà sưu tập người Mỹ đặt hàng với hãng Patek Philippe (Thụy Sĩ) chế tạo cho ông ta một chiếc đồng hồ có nhiều tính năng độc đáo theo ý riêng.
 
Trong yêu cầu này, chiếc đồng hồ rắc rối là chiếc đồng hồ bỏ túi, thường gọi là đồng hồ quả quít và tất cả các yêu cầu kỹ thuật cao điều được thu gọn. Tuy nhiên vào thời điểm đó mà chiếc đồng hồ vừa chỉ giờ địa phương vừa chỉ phần tinh tú và trăng tròn trăng khuyết, giờ của vùng xích đạo có chuông nhạc đánh lên từng 15 phút với âm thanh nhỏ và đánh lúc trọn một giờ với âm thanh lớn hơn giống bốn nốt nhạc theo đồng hồ điện Westminster … lại có thứ, ngày trong tuần, trong tháng đúng theo từng năm và nhuần tháng hai có ngày 29 cũng phải tự động, tức là chiếc đồng hồ phải lớn. Tuy được thu gọn nhưng chiếc đồng hồ bỏ túi này nặng đến 535 gram, mặt khác các chi tiết có 900 mm2 diện tích phối hợp và có hai mặt đồng hồ trước và sau là hai mặt chính, ngoài ra còn có tám mặt phụ, hai dĩa ghi ngày tháng, 110 bánh răng, 50 cầu liên hệ trong kết cấu, 19 cây kim các cỡ, 120 chi tiết vận hành thường xuyên, 430 vít giữ, 70 chân kính trên các đế giữ các bánh răng, một dĩa vận hành tự động theo tuần trang tại thành phố New York và một bản đồ di động theo các vì sao và bảng chỉ hướng Đông, Nam, Tây, Bắc …
 
Một kỹ thuật đầu tiên của thời đó:  Đây là đồng hồ chỉ thời gian và chỉ luôn phần vận hành của tinh tú trên bầu trời, tất cả phải chính xác thời kỳ vừa nêu từng 60 phút hay 12 giờ kể cả vòng quay của các vì sao, chỉ cho phép lệch nhau bằng 1/5 của giây. Ngoài mặt đồng hồ chính, các mặt đồng hồ khác bằng vàng hoặc nhuộm xanh, tất cả đều hoạt động khác nhau theo từng chức năng riêng như giờ trăng tròn trăng khuyết phải đúng theo bầu trời trên thành phố New York và giờ mặt trời mọc, lặn cũng phải đúng theo địa phương đó cũng như giờ của vùng xích đạo.
 
Năm năm làm việc cật lực: Trong năm năm ròng rã để thiết kế bản vẽ chế tạo các chi tiết, ngoài ra còn phải nghiên cứu thiên văn, những bài toán kỹ thuật mà chưa có tài liệu nào đề cập đến theo đơn đặt hàng khắc nghiệt đó. Các chi tiết này chỉ phải chế tạo bằng tay mà không có máy móc nào hỗ trợ kể cả hai mặt chính trên đồng hồ lắm thứ này.
 
Ba bộ kim không lệ thuộc nhau: Trên bất cứ chiếc đồng hồ nào cũng phải có phần để chỉnh giờ, chỉnh ngày, chỉnh tháng, đây là một bài toán mà Jean Piguet, bậc thầy trong ngành chế tạo đồng hồ, là người chịu trách nhiệm công trình rắc rối này. Đó là bài toán cần giải quyết là sao tách rời trong phần chỉnh từng phần là giờ địa phương, giờ hiện của các vì sao, giờ báo thức, còn các phần khác có cách giải quyết là chỉ ấn các nút đặt chung quanh vỏ đồng hồ là thay đổ. Sau nhiều tuần đau đầu và sau những đêm thức trắng, bài toán được giải đáp, cùng với nút trên dây thiều, kéo ra một nấc là chỉnh giờ báo thức, kéo thêm một nấc nữa là chỉnh giờ địa phương và kéo  thêm một nấc nửa là chỉnh giờ mặt trời mọc, mặt trời lặn…
 
Chiếc đồng hồ lắm rắc rối này được hoàn tất sau 13 năm, vào tháng giêng năm 1933, hãng Pakek Philippe đã trao cho chủ của nó là ông Henry Draves Junoir và ông ta đã chi phí hoàn thành chiếc đồng hồ có một không hai này 60.000 quan Thụy Sĩ, một số tiền không nhỏ lúc đó. Năm 1970, có một cuộc triển lãm đồng hồ thế giới có hãng Patek Philippe tham dự trong cuộc triển lãm mang tính quốc tế này, chiếc đồng hồ mà hãng đã hoàn thành vào năm 1933 lại được đem ra trưng bày. Từ ngày hoàn thành đến năm đó chiếc đồng hồ “Rắc Rối” không hề được lau dầu mà vẫn còn chạy đúng và còn rất mới. Cho đến mãi ngày hôm nay, có những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ vẫn được ưu chuộng và mãi vẫn được chuộng trên thế giới.

Tác giả bài viết: Chợ gò Ta Mâu Online

Nguồn tin: Sưu tầm internet:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây